Sau khi ông Nguyễn Công Trứ đã dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, ông đi thị sát đất Tiền Châu, ông nhận định rằng đất Tiền Châu có nhiểu tài nguyên trù phú, nên triều đình cho người đến đây mở mang ruộng đất giúp đỡ cho dân họ để họ an cư lạc nghiệp, có lẽ họ không bao giờ làm giặc. Ông đã làm tấu lên nhà Vua, được Vua Minh Mạng phong làm điền sứ và cấp cho tiền gạo để thực hiện.
Ông trở lại đất Tiền Châu cùng một số người có uy tín, tâm huyết đi khắp nơi vận động nhân dân về đất Tiền Châu lập nghiệp, được nhân dân hưởng ứng đến với ông mỗi ngày một đông. Ông cấp cho mọi người tiền, gạo để tạo dựng cửa nhà, ngoài ra ông còn cấp trâu, bò và phương tiện để sản xuất, ai lấy cũng vô cùng phấn khởi, đã cùng ông đắp đê ngăn mặn, khai hoang phục hóa thay chua rửa mặn, thành ruộng vườn xanh màu mỡ, lúa ngô xanh tốt, đời sống ấm lo, an cư lập nghiệp, rồi ông đổi đất Tiền Châu thành Huyện Tiền Hải và chia ra thành 7 tổng và đặt tên cho từng tổng như ngày nay.
Tống Tân Phong thôn Lương Điền mà tổ tiên đã đến nơi đây lập nghiệp và cũng tại nơi đây dòng họ ta đã xảy ra biết bao lịch sử thăng trầm và cũng tại nơi đây dòng họ ta cũng nổi tiếng một thời, như cụ Nguyễn Văn Hảo, đã từng là thủ lĩnh nghĩa quân chống lại triều đình nhà Nguyễn, tiếng tăm cụ nổi tiếng khắp nơi, địa bàn hoạt động khá rộng với đội quân hùng mạnh làm cho vua quan nhà Nguyễn hết sức lo sợ, chúng ta bày mưu đặt kế, để dập tắt cuộc khởi nghĩa đó,vì mất cảnh giác cho nên Hùm Thiêng đã sa lưới,chúng bắt được cụ, chúng đưa đi tra xét, sau đó chúng ghép cụ tội “trảm thủ bêu đầu”, chúng đưa cụ về thôn Trình Phố (nay là xã An Ninh) để thi hành án, chúng đã bêu đầu cụ 3 ngày và sau đó chúng đem đi đâu không rõ, chúng ta cướp được thi hài của cụ và an táng tại quê nhà, đến nay vẫn còn, và cũng từ đó đội quân của cụ bị tan vỡ. Những sự kiện anh hùng như vậy, cái chết của cụ vô cùng oanh liệt, trước lưỡi kiếm của kẻ thù vẫn
không hề khai báo một lời và cụ đành chịu chết một mình, nhưng rất tiếc thay các bậc tiền nhân không ghi chép lại điều đó, diễn biến ra sao?, con cháu lúc đó thế nào, dẫn đến việc từ họ Nguyễn chính thống phải đổi sang họ Đỗ ngày nay, và chúng ta chỉ biết được qua di ngôn của các cụ trong họ và dân làng một cách không đầy đủ, hơn nữa chúng ta cũng không biết nguyên quán ở đâu, các cụ xuống đất này tự bao giờ, trước hay sau thời gian tạo dựng, mọi chi tiết đến nay cũng không được rõ vì gia phả không còn. Đến khi đất nước được thống nhất các nhà nghiên cứu lịch sử về chất vấn sự kiện lịch sử đó nhưng chúng ta không có bằng chứng lên chúng ta đành chấp nhận thiệt thời của dòng họ. Vậy chúng ta muốn biết sự kiện đó chỉ còn tìm lại nơi lưu trữ hồ sơ nhà Nguyễn, của hai tỉnh Thái Bình và Nam Định may ra còn thấy được, qua kinh nghiệm của các bậc tiền nhân đã qua, ngày nay chúng ta nên ghi chép lại cho đầy đủ và cụ thể giữa người đi và người ở lại, cho thật rõ rang, hiện nay ở địa chỉ nào và nơi công tác để sau này dễ tìm kiếm.
Qua đây mong rằng mỗi chi, mỗi ngành đều phải thực hiện qua từng năm để ghi chép lại một cách đầy đủ rõ rang cho con cháu về sau kế tiếp.
Ngày 15/8/1988
Chịu trách nhiệm sưu tầm
và tổng hợp viết lời nói đầu của gia phả là ông Đỗ Đình Khiêm